Thuốc Trimetazidine được sản xuất để giúp giảm đau cho những người bệnh bị thiếu máu lên tim, khiến cơ ngực bị co thắt và đau theo đợt. Loại thuốc này không chỉ chống các cơn đau mà còn có tác dụng chống thiếu máu cơ tim cục bộ. Có một số lưu ý mà người dùng cần quan tâm và ghi nhớ dưới đây.
Tìm hiểu về tác dụng của thuốc Trimetazidine
Thuốc Trimetazidine là một loại thuốc thuộc nhóm trị đau thắt ngực. Thuốc này tham gia trực tiếp vào quá trình điều trị, tuy nhiên không phải chỉ uống một mình Trimetazidine mà có thể khỏi bệnh. Khi sử dụng các biện pháp điều trị hay liệu trình có Trimetazidine, người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng đau thắt ở cơ ngực. Bên cạnh đó, trạng thái của người bệnh cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn nhờ vào loại thuốc này.
Tác dụng chính của thuốc Trimetazidine là bảo vệ các tế bào nằm trong cơ tim khi tim bị thiếu máu. Điều đặc biệt phải lưu ý là loại thuốc này sẽ không thể tham gia từ đầu liệu trình điều trị. Nó sẽ được bác sĩ kê đơn khi nhận thấy cơ thể người bệnh không hấp thụ, không cải thiện tình trạng khi sử dụng các loại thuốc khác. Có thể nói rằng, Trimetazidine sẽ được sử dụng khi các phương pháp điều trị thông thường trở nên kém hoặc không hiệu quả.
Ngoài ra, một số công dụng khác của thuốc Trimetazidine là hỗ trợ cho bệnh nhân có thị lực bị rối loạn, người bệnh có các bệnh liên quan đến mạch máu, người thường xuyên chóng mặt, ù tai. Tuy nhiên, để sử dụng loại thuốc này cần có đơn của bác sĩ chứ không được tự ý dùng thuốc.
Liều lượng sử dụng thuốc Trimetazidine
Liều lượng sử dụng thuốc Trimetazidine sẽ được bác sĩ trực tiếp thăm khám và kê đơn, Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng, các cửa hàng thuốc trên toàn quốc cũng không được tự ý tư vấn và bán loại thuốc này nếu người bệnh không đem theo đơn thuốc. Liều lượng dùng sẽ có sự khác biệt giữa người lớn và trẻ em, hiện nay, Trimetazidine có những loại như: viên nén 20mg, dung dịch uống theo giọt 20mg/ml (chai 60ml), viên nén 35mg.
Liều thuốc Trimetazidine dành cho người lớn
Tất cả các đối tượng sử dụng thuốc Trimetazidine đều phải là người được bác sĩ chỉ định thuốc, khi đang trong cơn co thắt, tuyệt đối không sử dụng bởi thuốc này là “chống cơn đau”, không có tác dụng chữa trị hay ngưng cơn. Người lớn sẽ có liều dùng lớn hơn so với trẻ em, đối với những người bệnh thông thường, bác sĩ thường sẽ kê đơn như sau:
- Dạng viên 20mg: Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần một viên.
- Dạng viên nén 35mg: Uống thuốc Trimetazidine 2 lần mỗi ngày, chia ra buổi sáng và tối.
- Dạng giọt 20mg/ml: Nhỏ 20 giọt cho mỗi lần uống, tổng là 1ml/lần. Mỗi ngày uống 3 lần.
Chú ý, loại thuốc này sẽ được uống cùng với bữa ăn. Không nên uống khi bụng rỗng để tránh xuất hiện tác dụng phụ. Với những bệnh nhân đang trong giai đoạn suy thận thì liều lượng cũng sẽ khác:
- Dạng viên: chỉ uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên 20ng.
- Dạng thuốc Trimetazidine giọt: 1ml/lần, mỗi ngày uống 2 lần cùng bữa ăn, sáng và tối.
- Dạng viên nén 35mg: Chỉ 1 viên cho buổi sáng, cùng với lúc ăn sáng.
Với các bệnh nhân có tuổi cao, cơ thể sẽ vô cùng nhảy cảm với thuốc, bên cạnh đó các chức năng của thận cũng không còn tốt. Vì vậy, bệnh nhân cao tuổi nên dùng ít liều lượng hơn, tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng dành cho trẻ em
Hiện nay, các y bác sĩ khuyến cáo không nên dùng thuốc Trimetazidine cho trẻ em bởi các nghiên cứu về mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em vẫn chưa được công bố. Hiện tại chưa thể biết liệu thuốc có gây tác dụng gì nguy hiểm hay không. Vì vậy nếu trong tình huống muốn sử dụng thuốc này cho người dưới 18 tuổi, bạn nên hỏi thật kỹ bác sĩ và xác định liều lượng phù hợp.
Cách sử dụng thuốc Trimetazidine không tác dụng phụ
Phía trên là liều lượng sử dụng cho các đối tượng cụ thể. Tuy nhiên người bệnh cũng cần để ý đến cách sử dụng sao cho an toàn và thuốc phát huy được hết tác dụng của nó. Về thời điểm sử dụng, có thể chia thành hai lượt sáng – tối hoặc 3 lượt sáng – trưa – tối. Đặc biệt, phải sử dụng thuốc sau khi bụng đã no hoặc dùng cùng lúc ăn. Tuyệt đối không uống thuốc Trimetazidine khi bụng rỗng.
Đối với những người sợ hoặc không thể nuốt thuốc, có thể hòa thuốc vào nước để uống, nghiền ra và bỏ vào thức ăn. Tuy nhiên, không nên bỏ thuốc vào lúc đang nấu đồ ăn, bởi làm như vậy có thể mất hết chất và tác dụng của thuốc.
Có một số trường hợp quan trọng, đáng lưu ý như: sử dụng thuốc Trimetazidine bị quá liều hoặc quên liều thuốc. Khi dùng thuốc quá liều, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xác định không có phản ứng với thuốc. Bởi một số người sau khi dùng quá liều sẽ bị co cứng cơ hoặc tệ hơn là lên cơn co giật. Trong trường hợp quên uống một liều, nếu chưa đến thời gian dùng liều tiếp theo thì có thể ăn thêm và uống bổ sung. Nếu khi nhận ra gần với lúc chuẩn bị uống liều tiếp theo thì có thể bỏ qua liều đã quên.
Một số tác dụng phụ của Trimetazidine
Mặc dù uống theo sự chỉ định của các y bác sĩ nhưng việc sử dụng Trimetazidine vẫn có trường hợp gặp tác dụng phụ. Nguyên nhân có thể đến từ những chất mà người bệnh đã ăn vào, những loại thuốc sử dụng trước đó hoặc bệnh nhân dị ứng với một thành phần có trong thuốc Trimetazidine.
Các triệu chứng thường thấy khi xuất hiện tác dụng phụ là: người bệnh bắt đầu xảy ra các hiện tượng bất thường về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, đứng không vững, hoa mắt. Một số bệnh nhân lại xuất hiện tác dụng phụ ở cơ quan tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, mặt xanh xao. Nếu liên tục cảm thấy choáng váng và buồn nôn sau khi sử dụng thuốc thì nên đến cơ sở y tế để được kê đơn mới.
Bên cạnh đó, có một số triệu chứng ngoài da khác như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, suy nhược. Triệu chứng này sẽ xuất hiện khi người bệnh dị ứng với thành phần thuốc Trimetazidine. Tính đến nay, y học đã ghi nhận một số trường hợp hiếm gặp là rối loạn tim mạch, tim đập nhanh, khó thở, mặt đỏ, hạ huyết áp.
Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Trimetazidine
Người bệnh có thể tránh được tác dụng phụ nếu hiểu rõ cơ thể mình và tiến hành các xét nghiệm dị ứng trước đó. Trước khi uống thuốc Trimetazidine, cần xem xét rõ thành phần để tránh tác dụng phụ khi quá muộn. Theo chỉ định, tuyệt đối không dùng thuốc này khi người bệnh đang lên cơn đau, co thắt hay nhồi máu cơ tim. Thuốc chỉ được uống khi bệnh nhân bình thường, có tác dụng chống các cơn co thắt.
Một số đối tượng không được sử dụng thuốc Trimetazidine như:
- Người bị dị ứng với thành phần có trong Trimetazidine.
- Bệnh nhân đang trong giai đoạn suy thận ở mức trung bình và nặng.
- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú.
- Bệnh nhân có bệnh liên quan đến cơ chân, tay, parkinson, bị tay run.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
Được biết, loại thuốc Trimetazidine có khả năng làm cho người bệnh parkinson thêm nặng với các triệu chứng như tay run hơn, vận động chậm, không linh hoạt. Đối với những bệnh nhân bình thường, khi đang sử dụng Trimetazidine mà xuất hiện các triệu chứng của parkinson thì cũng nên dừng sử dụng thuốc.
Các đối tượng bệnh nhân cần lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc là bệnh nhân suy thận, bệnh nhân cao tuổi. Nếu các triệu chứng của bệnh thuyên giảm sau khi ngừng thuốc thì đây là dấu hiệu tốt. Nhưng sau khi ngừng thuốc, các triệu chứng tiếp tục diễn ra quá lâu thì cần tìm gặp bác sĩ.
Tương tác của thuốc Trimetazidine với thuốc khác
Tương tác thuốc nghĩa là phản ứng của thuốc Trimetazidine khi gặp các loại thuốc khác. Có nhiều loại thuốc, đồ ăn, thực phẩm khi sử dụng cùng Trimetazidine có thể gây phản ứng, khiến hoạt động của thuốc không đạt hiệu quả hoặc khiến cho tác dụng phụ xuất hiện. Để tránh trường hợp này, người bệnh cần thông tin cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng hoặc loại thực phẩm chức năng đang sử dụng.
Nếu muốn dùng thuốc hay ngưng thuốc đều phải có sự đồng ý của các y bác sĩ. Vì loại thuốc này chống các cơn co thắt tim nên người dùng thuốc nên hạn chế uống rượu bia, bởi rượu bia có thể khiến tim đập nhanh, nếu máu không lên tim kịp cho tim co bóp sẽ xảy ra các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, cứng người.
Thuốc Trimetazidine cũng có thể tương tác với các loại đồ uống, vì vậy người bệnh cần báo cho bác sĩ biết những cảm nhận bất thường diễn ra trong cơ thể khi sử dụng Trimetazidine. Hiện nay, các nghiên cứu về loại thuốc này đang được nhiều nhà khoa học tiếp tục tìm hiểu.
Cách bảo quản thuốc Trimetazidine cho người bệnh
Như đã biết, loại thuốc này có ở dạng viên nén, viên phim hoặc dạng nước nhỏ giọt. Mỗi loại thuốc lại có cách bảo quản khác nhau, với Trimetazidine dạng nước/siro, chỉ được sử dụng sau khi đã mở nắp lọ 30 ngày, không để thuốc ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Sau khi mở nắp, dùng xong phải đóng nắp lại ngay lập tức, hạn chế không khí vào càng ít càng tốt.
Nhiệt độ phù hợp để bảo quản thuốc Trimetazidine là dưới 30 độ C, không để thuốc dạng nén ở nơi có độ ẩm cao, không bỏ tủ đông và phòng tắm. Đặc biệt, cần bảo quản thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em hay các vật nuôi. Nếu hai đối tượng này ăn thuốc, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để rửa ruột, tránh các thương tổn đến cơ quan tiêu hóa.
Mỗi một lọ, vỉ thuốc Trimetazidine đều có tờ giấy hướng dẫn sử dụng đi kèm. Tại đây có in đầy đủ thành phần, liều lượng, tác dụng phụ của thuốc. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi thêm bác sĩ nếu có thắc mắc.
Kết luận
Có thể nói rằng, thuốc Trimetazidine sẽ giúp người bệnh rất nhiều trong quá trình điều trị, nó khiến cơ thể bệnh nhân thoải mái hơn với các cơn đau, co thắt được giảm thiểu. Tuy nhiên, vì là thuốc hỗ trợ điều trị nên người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.