Chắc chắn khi cơ thể xuất hiện tình trạng đau đầu, nhức mỏi, sốt,.. mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc Paracetamol để giảm triệu chứng tức thời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến liều lượng cụ thể ra sao và một số vấn đề đi kèm có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm này, ví dụ như tác dụng phụ, hay bị ngộ độc,… Những nội dung sau đây sẽ giúp bạn đọc có được thông tin chi tiết nhất.
Paracetamol là thuốc gì?
Paracetamol hay Acetaminophen thuộc nhóm thuốc giảm đau không chứa steroid (viết tắt là NSAID) và được tạo ra từ hoạt chất chính là para-acetylaminophenol. Loại này được bán ở hầu hết các tiệm thuốc tân dược mà không cần phải có đơn từ bác sĩ. Thông thường, người ta sẽ sử dụng chúng phổ biến trong điều trị các triệu chứng như: đau cơ, lưng, khớp, răng, hạ sốt…
Được biết, thuốc Paracetamol không gây hại đến tim mạch và hệ hô hấp ở con người. Tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh nên chọn liều lượng phù hợp từ nhẹ đến trung bình để giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, loại này khác với nhóm NSAID ở chỗ hoạt tính kháng viêm rất thấp, hạn chế được tổn thương ở đường tiêu hóa.
Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, các loại thuốc Paracetamol trên thị trường hiện nay đã được bào chế thành nhiều dạng khác nhau:
- Viên nang
- Viên nén sủi bọt
- Viên nén trong bao phim
- Thuốc đặt
- Thuốc Paracetamol dạng dung dịch treo và gói để pha
Tác dụng của thuốc Paracetamol
Rất nhiều nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được cách thức tác động của loại thuốc Paracetamol. Tuy nhiên có một vài giả thuyết cho rằng chúng tác động đến cyclooxygenase (COX) ở não giúp giảm cảm giác đau đớn, hạ sốt nhanh chóng ở người bệnh.
Nhìn chung, công dụng chính của Paracetamol là giảm đau, còn tác dụng tiêu viêm khá thấp nên được chỉ định dùng cho các bệnh lý về xương khớp và gout dạng nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nặng hơn thì chúng ta dùng loại này sẽ không còn hiệu quả nữa.
Bên cạnh đó, thuốc Paracetamol còn được dùng để hạ sốt, giảm đau răng, đau đầu,… và không gây nghiện đối với người dùng. Ngoài ra, người ta còn dùng nó để điều trị một số vấn đề về sức khỏe thường ngày như nhức mỏi, cảm lạnh, chấn thương,… Thông thường các chuyên gia sẽ khuyến cáo 500mg là hàm lượng cơ bản bạn nên dùng.
Ngoài ra vẫn còn một số tác dụng khác của thuốc Paracetamol có thể chưa được công bố đầy đủ. Bạn cần liên hệ bác sĩ nếu muốn biết chi tiết hơn về điều này để hỗ trợ việc điều trị các triệu chứng của mình một cách hiệu quả hơn.
Liều dùng cụ thể cho người lớn và trẻ em ra sao?
Không phải loại thuốc Paracetamol cũng có liều dùng giống nhau cho người lớn và trẻ em. Chúng ta cần phải căn cứ vào thể trạng cụ thể cũng như dạng sử dụng để cân nhắc liều lượng phù hợp, ví dụ như:
Thuốc dạng sủi bọt
Thuốc Paracetamol ở dạng sủi bọt khá dễ uống, tuy nhiên liều lượng không giống nhau giữa trẻ em và người lớn. Các bé sẽ có loại riêng vị ngọt, thành phần hoạt chất para-acetylaminophenol trong đó cũng ít hơn để tránh trường hợp cơ thể bị sốc hoặc phản ứng lại.
Người lớn nếu chỉ bị đau nhức và sốt nhẹ có thể hòa tan 1 viên thuốc Paracetamol với 120ml nước để uống. Nếu vẫn cảm thấy tình trạng bệnh lý chưa được cải thiện bạn nên dùng thêm nhưng cách nhau từ 3-4 giờ/lần và tuyệt đối không sử dụng khi đói.
Liều dùng cho thuốc Paracetamol dạng lỏng
Thông thường, với Paracetamol ở dạng lỏng chúng ta sẽ được bác sĩ đo đếm và chia liều lượng trước để dùng. Rất hiếm trường hợp người bệnh tự mua bên ngoài để sử dụng khi bị đau nhức hay sưng viêm, sốt.
Tuy nhiên, liều dùng cụ thể cho các đối tượng chắc chắn sẽ khác nhau. Ví dụ như với người lớn cần căn cứ vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh mới đưa ra được định lượng chính xác. Đặc biệt ở trẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên cần thận trọng trong quá trình sử dụng và chắc chắn phải dùng ít thuốc Paracetamol hơn.
Thuốc Paracetamol ở dạng viên nén nhai được
Nếu Paracetamol ở dạng này sẽ yêu cầu mọi người phải nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt để các hoạt chất được cơ thể hấp thu tối đa trong thời gian ngắn nhất. Thông thường rất ít người sử dụng nó cho trẻ em vì rất dễ gây hóc, hoặc trớ ra. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải dùng bạn chỉ nên cho một liều lượng nhỏ bằng bằng với dạng thuốc uống và kiểm tra thường xuyên phản ứng của bé.
Liều dùng của người lớn cũng sẽ căn cứ vào hàm lượng thuốc Paracetamol có trong viên nén nhai nhưng nhìn chung không được quá 4000mg/ngày. Các bạn nên thăm khám qua bác sĩ để được kê đơn cụ thể, hạn chế tình trạng tự ý mua để sử dụng.
Với dạng thuốc uống
Thuốc Paracetamol được làm dưới dạng này để uống thường có liều lượng khoảng 500mg/viên. Nếu tình trạng đau nhức, sốt không quá nặng chúng ta chỉ nên dùng không quá 2000-4000 nhưng cần chia làm nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, nếu mọi người đã sử dụng rượu bia trước đó nhất định phải hỏi qua ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro phát sinh.
Đối với trẻ nhỏ, nếu mọi người muốn sử dụng thuốc Paracetamol bắt buộc phải chọn loại chuyên biệt để dễ hấp thu và hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, chúng ta tuyệt đối không dùng sản phẩm này cho bé dưới 2 tuổi nếu bác sĩ không chỉ định trước, đồng thời phải liên tục quan sát để tránh biến chứng nguy hiểm.
Ví dụ như trẻ từ 4 tháng đến 9 tuổi sẽ cân đối sử dụng khoảng 30mg/kg. Với những bé trên 12 tuổi sức đề kháng tốt hơn có thể dùng liều lượng thuốc Paracetamol như người lớn nhưng người nhà cần phải quan sát thường xuyên để tránh tình trạng phản ứng thuốc.
Thuốc Paracetamol dạng đặt liều dùng cụ thể ra sao?
Loại thuốc này sẽ đặt ở hậu môn để Paracetamol tan ra và thấm vào cơ thể. Cả trẻ em và người lớn đều có thể sử dụng được nhưng liều lượng sẽ khác nhau. Nhìn chung, tùy thuộc ở thể chất, độ tuổi của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định và đo đếm số lượng để đảm bảo phát huy tác dụng tốt nhất, ví dụ như:
- Người lớn muốn hạ sốt cần đặt tối đa 1000mg trong vòng 8 giờ. Còn với mục đích giảm đau thông thường chúng ta chỉ phải dùng khoảng 500ng.
- Với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên nếu có các triệu chứng sốt, đau nhức có thể dùng thuốc Paracetamol khoảng 10 – 15mg/kg/ liều, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ.
Liều dùng dạng tiêm Paracetamol
Hiện tại, chưa có bất kỳ số liệu chính xác nào về liều dùng cho thuốc Paracetamol dạng tiêm. Nếu người bệnh muốn sử dụng bắt buộc phải có chỉ định và được thực hiện bởi bác sĩ.
Vì mục đích chính của thuốc Paracetamol là giảm đau và hạ sốt nên các bác sĩ sẽ căn cứ liều dùng phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh lý của người sử dụng. Tuy nhiên hàm lượng chắc chắn sẽ không thể vượt quá các dạng khác như thuốc uống, viên nén, đặt,…
Dùng thuốc Paracetamol cần lưu ý điều gì?
Mặc dù trong các loại dùng để điều trị đau nhức, viêm sốt thì thuốc Paracetamol được xem là ít gây ra tác dụng phụ nhất nhưng khi sử dụng bạn vẫn phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Người trưởng thành chỉ nên sử dụng tối đa 4000mg Paracetamol mỗi ngày. Đặc biệt, nếu bạn đang có vấn đề về gan, tiền sử nghiện rượu hoặc đang dùng các loại chất kích thích khác cần chia sẻ ngay với bác sĩ để được đưa ra liều lượng phù hợp.
- Bởi vì thuốc Paracetamol khi đi vào dạ dày sẽ tương tác với cồn trong rượu, bia sẽ gây ra những phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan. Vì thế, nếu chúng ta thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, phát ban, vàng da và mắt,…cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú khi dùng thuốc Paracetamol cũng nên thận trọng. Chúng ta cần hạn chế sử dụng các sản phẩm không kê toa khác cùng lúc để điều trị triệu chứng bệnh mà không có ý kiến bác sĩ bởi hoạt chất para-acetylaminophenol có thể phản ứng lại tạo ra tác dụng phụ nguy hiểm.
- Đặc biệt, chúng ta nên hạn chế sử dụng nếu nghi ngờ hoặc từng bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
Dùng thuốc Paracetamol có gây ra tương tác không?
Tìm hiểu về phản ứng của Paracetamol với các tác nhân khác rất quan trọng giúp chúng ta chủ động tìm ra cách ngăn chặn và khắc phục hiệu quả, ví dụ như:
Paracetamol kết hợp với thuốc khác tạo ra phản ứng gây hại
Thuốc Paracetamol có thể xảy ra tương tác khi được dùng chung với những hoạt chất khác. Về mức độ phản ứng có thể phụ thuộc vào từng dòng sản phẩm. Đó là lý do người bệnh luôn phải hỏi qua ý kiến bác sĩ khi đang sử dụng thuốc điều trị để chủ phòng tránh những rủi ro không may xảy ra.
Một số hoạt chất xảy ra tương tác khi kết hợp cùng với thuốc Paracetamol mà bạn nên biết như:
- Amitriptyline
- Amlodipin
- Amoxicillin
- Aspirin
- Atorvastatin
- Caffeine
- Clopidogrel
- Codeine
- Diazepam
- Diclofenac
- Furosemide
- Gabapentin
- Ibuprofen
- Lansoprazole
- Levofloxacin
- Levothyroxine
- Metformin
- Naproxen
- Omeprazole
- Pantoprazole
- Prednisolone
- Pregabalin
Thuốc Paracetamol tương tác đến các tình trạng sức khỏe
Những người nghiện rượu, mắc các bệnh lý về gan hoặc mẫn cảm với một số thành phần trong Paracetamol có thể gặp phải những phản ứng nguy hiểm sau:
- Phát ban
- Khó thở
- Sưng mặt, môi, lưỡi
- Sốt và buồn nôn
- Đau bụng
- Chán ăn
- Nước tiểu đậm màu
- Vàng da, đổ mồ hôi
Nếu các biểu hiện trong cơ thể mọi người chuyển biến nặng hơn cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và tìm phương án điều trị kịp thời. Những dấu hiệu trên sẽ bắt đầu trong khoảng từ 1-3 ngày sau khi chúng ta dùng thuốc Paracetamol. Đặc biệt với rượu có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan của mọi người. Vì vậy, chúng ta phải thường xuyên theo dõi tình trạng của bản thân.
Lời kết
Tóm lại, thuốc Paracetamol và những lưu ý cần thiết khi sử dụng đã được nội dung bài viết hôm nay cung cấp cụ thể đến độc giả. Đây là một số kiến thức vô cùng hữu ích mà chúng ta cần phải biết để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình tốt hơn.