Bạn đã biết cách sử dụng thuốc dạ dày sao cho đúng cách hay chưa. Việc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ gây ra những sai lầm rất nghiêm trọng. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé!
Tổng quan về căn bệnh trào ngược dạ dày
Thuốc dạ dày thường là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng đau bụng, ợ chua, buồn nôn và đôi khi nó cũng được nhiều người dùng để điều trị hoặc giúp ngăn ngừa tiêu chảy, thuốc thường hoạt động theo cơ chế làm chậm lại sự phát triển của vi các khuẩn gây ra tiêu chảy.
Tìm hiểu về trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có rất nhiều tên gọi khác nhau như trào ngược axit hay trào ngược thực quản. Dù là tên gọi nào thì nó cũng đều là một thuật ngữ Y khoa, được dùng để chỉ tình trạng dịch vị axit của dạ dày trào ngược lên thực quản.
Có thể nói, trào ngược dạ dày cũng là một bệnh lý liên quan nhiều đến đường tiêu hóa rất phổ biến. Không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu mà nó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế, người mắc bệnh này cũng nên sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản để kiểm soát được tình trạng bệnh.
Một số triệu chứng của căn bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi cả ở cả nam lẫn nữ. Nhìn chung, bệnh sẽ có thường có những biểu hiện, triệu chứng điển hình sau.
Ợ nóng, ợ chua
Có thể nói đây là triệu chứng rất phổ biến nhất của trào ngược dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ luôn gặp phải tình trạng ợ hơi khi đói bụng. Hoặc có thể là ợ chua vào buổi sáng ngay khi thức dậy hay ợ nóng sau khi ăn.
Nôn, buồn nôn
Khi ợ, các dịch vị axit và thức ăn sẽ trào ngược lên trên thực quản, kích thích cổ họng, khiến cho người bệnh cảm thấy buồn nôn, thậm chí có thể nôn. Vào ban đêm, khi ngủ ở trong tư thế nằm ngửa, triệu chứng này sẽ rất phổ biến và nghiêm trọng hơn. Do vậy nếu gặp phải triệu chứng này bạn nên đi thăm khám bác sĩ để biết rõ hơn.
Tiết nhiều nước bọt, miệng đắng
Sở dĩ người bệnh luôn cảm thấy đắng miệng đó là do dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên phía thực quản sẽ kèm theo đó là một ít dịch mật. Cùng với đó, việc ợ liên tục cũng sẽ kích thích tuyến nước bọt ở trong miệng tiết ra nhiều hơn nhằm trung hòa axit trong miệng. Từ đó giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và đỡ bị buồn nôn hơn.
Đau và tức ngực
Đau tức ngực cũng là một trong những triệu chứng của đau dạ dày. Đau tức ngực do trào ngược dạ dày có thể sẽ khiến cho người bệnh nhầm lẫn với căn bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu để ý thật kỹ thì cảm giác đau tức này sẽ được bắt đầu từ thực quản, sau đó sẽ chạy qua phần ngực. Khiến cho người bệnh cảm thấy ngực bị đau thắt và như đang bị đè nén.
Một số biến chứng thường gặp của trào ngược dạ dày
Người bệnh nếu như không sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và có hướng điều trị sao cho phù hợp thì có thể sẽ gặp phải những biến chứng rất nguy hiểm sau.
- Viêm đường hô hấp.
- Hẹp và loét thực quản.
- Thực quản Barrett.
- Ung thư thực quản.
Tổng quan về thuốc dạ dày
Sử dụng thuốc điều trị dạ dày sẽ giúp cho người bệnh giảm thiểu được tình trạng của bệnh. Tuy nhiên nếu như bệnh nhân đang có dấu hiệu bị sốt và thấy có cả máu hoặc bị chất nhầy trong phân thì tốt nhất không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Trong một số trường hợp cụ thể, thuốc cũng được chỉ định để kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị tình trạng của chứng viêm loét dạ dày do các vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây ra. Mỗi một loại thuốc điều trị dạ dày đều có thể có chứa những thành phần khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích khác nhau.
Do đó việc tự ý sử dụng hoặc dùng sai sản phẩm có thể sẽ mang lại các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy bạn không được sử dụng thuốc một cách bừa bãi nếu chưa có sự kê đơn của bác sĩ.
Top thuốc dạ dày được tin dùng nhất hiện nay
Vậy có những loại thuốc điều trị dạ dày nào đang được người dùng tin tưởng? Dưới đây là những thuốc trị dạ dày đang được nhiều người tin dùng nhiều nhất mà bạn đọc có thể tham khảo qua:
Thuốc dạ dày Gaviscon
Gaviscon là một loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản rất phổ biến, dễ mua và dễ sử dụng. Thuốc có tác dụng cải thiện được các triệu chứng ợ hơi, ợ chua và ợ nóng của bệnh trào ngược dạ dày khá tốt. Đồng thời sẽ làm giảm được các cơn đau tức ngực hay đau do bị tổn thương niêm mạc thực quản.
Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn (kể cả những phụ nữ mang thai và cho con bú) uống 1 – 2 gói/lần và chỉ uống tối đa 4 lần/ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 12 tuổi hoặc những người đang mắc bệnh tim mạch và suy thận,… nên thận trọng trong khi sử dụng. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc dạ dày Sucralfate
Một trong những thuốc điều trị trào ngược dạ dày cũng được rất nhiều người tin dùng đó là Sucralfate. Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc của dạ dày và làm lành lại các vết viêm loét dạ dày. Đồng thời cũng hỗ trợ việc điều trị bệnh trào ngược thực quản.
Liều dùng của thuốc Sucralfate sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh. Người lớn có thể uống từ 1 gói/lần và uống 4 lần/ngày. Trẻ em dưới 12 tuổi, nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thời điểm uống thuốc tốt nhất đó là khi bụng đói, buổi sáng sau khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Thuốc dạ dày Metoclopramide
Metoclopramide có công dụng chống nôn và chống kích thích cho nhu động ruột – dạ dày. Vì thế, đây cũng là một loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả và phổ biến hiện nay. Thuốc có thể uống hoặc sử dụng để tiêm vào tĩnh mạch.
Tùy từng đối tượng sử dụng và tình trạng bệnh khác nhau mà liều dùng của thuốc Metoclopramide sẽ khác nhau. Người lớn thường sẽ là 5mg/3 lần/ngày, trẻ em thì sẽ được tính theo độ tuổi và cân nặng. Nói chung, tốt nhất nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao.
Thuốc dạ dày P- Phosphalugel
Với những người đang bị trào ngược dạ dày thực quản thì có lẽ không thể không biết thuốc Phosphalugel. Bất cứ khi nào xuất hiện các triệu chứng như ợ, đau dạ dày, khó chịu vùng ngực thì bạn đều có thể uống thuốc chữ P ngay lập tức để cải thiện được tình hình. Hoặc có thể uống sau khi ăn từ 1 – 2 giờ. Về liều dùng, người lớn có thể uống từ 1 – 2 gói/lần và uống từ 2 – 3 lần trên ngày.
Tác dụng phụ của thuốc dạ dày là gì?
Trên thực tế, tác dụng phụ của thuốc điều trị dạ dày không quá phổ biến. Các tác dụng phụ thường gặp nhất đó là làm sẫm màu phân và đen lưỡi, đa phần những phản ứng này sẽ là vô hại và thường biến mất sau khi người bệnh ngừng uống thuốc một thời gian.
Ngoài ra, có một số trường hợp khi uống thuốc dạ dày bị mệt vì các phản ứng phụ chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy liên tục có thể sẽ khiến cơ thể của người dùng thuốc bị mất nước rất nghiêm trọng, gây suy nhược.
Loại thuốc này rất hiếm khi gây chảy máu trong nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu như bạn thấy các dấu hiệu như: Nôn mửa giống với bã cà phê, phân màu đen, hoặc có máu hoặc chất nhầy, uống thuốc vào bị đau bụng dai dẳng,… thì hãy ngừng ngay dùng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tóm lại, một số tác dụng phụ điển hình của thuốc dạ dày có thể kể đến như:
- Lo âu và căng thẳng;
- Ù tai và mất thính giác
- Vấn đề về thị lực
- Lú lẫn
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Nói khó hoặc nói lắp;
- Chóng mặt, choáng váng
- Buồn ngủ
- Nhịp thở nhanh hoặc sâu
- Tăng đổ mồ hôi
- Đau đầu
- Thường xuyên khát nước
- Tinh thần sa sút;
- Co thắt cơ
- Yếu cơ, run rẩy
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đau dạ dày
Những điều cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc dạ dày
Trước khi dùng các nhóm thuốc chứa Bismuth subsalicylate, hãy thông báo cho bác sĩ nếu như bạn bị dị ứng với nó, hoặc với Aspirin và Salicycat (như Salsalate), hoặc dị ứng với NSAID hoặc với bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác.
Không nên dùng thuốc dạ dày nếu như bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng. Trước khi dùng thuốc, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có các vấn đề như: chảy máu (ví dụ như bệnh máu khó đông), phân có máu hoặc có màu đen, hắc ín.
Thuốc cũng có thể chứa chất Aspartame (một chất phụ gia tạo ngọt) nên đối với những bệnh nhân đang mắc phenylceton niệu (PKU) hoặc bất kỳ một tình trạng nào yêu cầu cần hạn chế tiêu thụ Aspartame hoặc tiêu thụ Phenylalanin, hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trong thuốc dạ dày có thể sẽ chứa một hợp chất tương tự giống như Aspirin (Salicylate) mà trẻ em hoặc thanh thiếu niên không nên dùng thuốc này nếu như đang bị thủy đậu, cúm hoặc bất kỳ một căn bệnh nào chưa được chẩn đoán chính xác. Đối với những trường hợp này, khi dùng Aspirin hoặc các loại thuốc tương tự Aspirin có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, đây là một căn bệnh tuy rất hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng.
Kết luận
Qua những thông tin ở trên bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn về thuốc dạ dày. Hy vọng bạn đọc sẽ biết cách sử dụng thuốc sao cho hợp và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Không nên tự ý sử dụng bởi sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn cho bản thân.