Thuốc hạ sốt cho bé được các bậc phụ huynh hết mực tin tưởng về chi phí cũng như độ an toàn nó mang lại. Để hiểu rõ hơn về loại thuốc này, từ thành phần, công dụng cho đến những lưu ý khi sử dụng chúng. Bậc cha bậc mẹ hãy tìm hiểu các thông tin được chia sẻ dưới đây, để kịp thời điều trị và chăm sóc cho các em bé nhỏ!.
Các loại thuốc hạ sốt cho bé
Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể trẻ đột ngột tăng cao hơn so với mức bình thường. Trẻ nhỏ rất hay sốt, nhưng đa phần là trong trường hợp sốt là phản ứng có lợi cho cơ thể trẻ, biểu hiện của hệ miễn dịch đang chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn như virus, vi khuẩn. Khi trẻ có dấu hiệu sốt, nên tìm nguyên nhân ngay lập tức, để điều trị và sử dụng thuốc hạ sốt cho bé đúng cách.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, tuy nhiên đâu là loại thuốc hạ sốt cho bé nên dùng và cách dùng thuốc như thế nào là đúng? Không bậc phụ huynh nào cũng biết và nắm được. Theo như các bác sĩ y khoa, thì loại thuốc hạ sốt cho trẻ em được chia 3 loại:
- Thuốc Paracetamol: là liều thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả dành cho trẻ em được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Khoảng cách tiêu chuẩn nên dùng giữa 2 liều là từ 4 đến 6 giờ.
- Thuốc Ibuprofen: Tác dụng dòng thời gian hạ sốt kéo dài mạnh hơn so với Paracetamol, tuy nhiên việc sử dụng Ibuprofen phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, vì loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc Aspirin: được khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ em, vì nó có nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Khi trẻ đang mắc bệnh cảm cúm hoặc thuỷ đậu, dùng thuốc Aspirin để hạ sốt, sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc hội chứng gãy tổn thương não và gan cấp tính (Reye).
Một số dạng thuốc hạ sốt cho trẻ em
Thuốc hạ sốt là một trong những loại thuốc thông dụng với nhiều người, cả trẻ em lẫn người lớn. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc dành riêng cho các bé nhỏ và cách sử dụng sẽ có phần khác nhau, tùy theo trạng thái mà các em đang mắc phải. Sau đây sẽ là 3 dạng thuốc hạ sốt cho bé phổ biến nhất, được các bậc phụ huynh tin dùng cho trẻ nhỏ.
- Dạng siro: rất dễ sử dụng cho trẻ, hàm lượng thông dụng là Paracetamol 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml. Dạng này có nhiều hương vị khác nhau, dễ dàng kích thích và giúp trẻ uống thuận lợi hơn, hiệu quả hạ sốt cũng cao hơn.
- Dạng gói bột: dạng này thường được kết hợp với hương thơm của các loại trái cây như cam, nho, dâu, chanh,… tạo nên một vị ngọt rất dễ uống. Chỉ cần pha bột với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống, hiệu quả hạ sốt vô cùng ấn tượng.
- Dạng viên đạn (viên hạ sốt đặt hậu môn): loại này thường được sử dụng trong trường hợp trẻ bị sốt triền miên kèm theo nhiều biến chứng nặng như nôn nhiều, co giật,… đến nỗi không thể uống được.
- Dạng viên đạn được điều chế với 3 hàm lượng thông thường là 80mg (dùng được cho trẻ từ 4-6kg), 150mg (dùng cho trẻ có cân nặng 7-12kg), 300mg (dùng cho trẻ có cân nặng từ 13-24kg).
- Lưu ý, dạng tá dược qua đường hậu môn thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn so với dạng uống khoảng từ 15-20 phút.
Liều dùng thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ
Căn bệnh sốt rất thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, sau khi bé được tiêm phòng, mọc răng hay thời tiết thất thường,… Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải biết dùng thuốc hạ sốt cho bé như thế nào là đúng cách, để tránh triệt để các trường hợp xấu, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Theo như các chuyên gia y tế, thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ nhỏ hiện nay là Paracetamol, cách sử dụng thuốc hạ sốt phải được cân đo rõ ràng. Vì nếu như bạn dùng không đúng chỉ định chuẩn, dùng quá liều sẽ gây độc cho gan của trẻ nhỏ. Hãy tham khảo ngay những thông tin sau đây để nắm được liều lượng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào là hợp lý.
- Nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi bé sốt trên 38,5 độ C. Nếu bé sốt cao liên tục trên 39 độ thì nên đưa đi bệnh viện gần nhất, để được các y bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Liều dùng thuốc phải được cân đầy đủ, chuẩn xác: Từ 10 – 15 mg Paracetamol cho 1kg thể trọng của bé. Tức là nếu trẻ nặng 3kg thì cần dùng từ 30mg đến 45mg là tối đa. Nếu dùng quá liều sẽ gây tổn hại khá nghiêm trọng đến gan của bé.
- Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần cách nhau từ 4-5 tiếng, sau khi uống thuốc tầm khoảng 30 phút bé vẫn chưa hạ sốt, thì tuyệt đối cũng không được uống thêm thuốc mà thay vào đó là phải chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân.
Cách sử dụng thuốc hạ sốt cho bé chuẩn y khoa
Thuốc hạ sốt hiện nay đang là một loại được sử dụng phổ biến đối với trẻ em. Bởi vì sở hữu nhiều ưu điểm như mức độ an toàn và giá cả rất phải chăng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên nắm giữ khối lượng kiến thức kha khá về thuốc hạ sốt cho bé. Để có thể sử dụng thuốc làm sao cho an toàn và hiệu quả, tránh triệt để những tác dụng phụ gây nguy hiểm lên trẻ.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C
Đa số các trường hợp, sốt có thể theo dõi và chữa trị cho bé tại nhà nếu như phát hiện kịp thời. Trẻ nên uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt cơ thể lên đến hơn 38,5 độ C. Do đó, nhất là những gia đình có trẻ em ở độ từ 6 tháng đến 6 tuổi, nên dự trữ sẵn loại thuốc hạ sốt trong nhà, nhằm điều trị khi trẻ lên cơn co giật.
Trường hợp bé sốt nhẹ, thân nhiệt dưới 38,5 độ C và không có hiện tượng lờ đờ, nôn mửa, khó chịu, li bì,… chưa cần phải dùng đến thuốc hạ sốt. Nên lau người và cho trẻ uống nhiều nước ấm, để bổ sung một lượng nước vào cơ thể, vì khi sốt cơ thể trẻ dễ mất nước.
Riêng các trẻ nhỏ có bệnh lý về gan, vàng da do tắc mật,… thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện, để những người có chuyên môn chăm sóc và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt cho bé tại nhà.
Trường hợp trẻ dưới 4 tháng tuổi, nếu thân nhiệt trên 38 ° C và trẻ trên 4 tháng tuổi sốt cao liên tục không rõ nguyên nhân trong vòng 24 giờ; uống thuốc không có dấu hiệu hạ sốt hoặc sau khi dùng thuốc thấy trẻ có những hiện tượng mệt mỏi, tiêu chảy, ngủ li bì, phát ban,… Các bậc phụ huynh lưu ý đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám, hỗ trợ kịp thời.
Sử dụng đúng liều lượng thuốc hạ sốt cho bé
Liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ thường được tính theo cân nặng và không phụ thuộc vào độ tuổi. 10-15mg/kg cân nặng/ lần, các liều phải uống cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Một ngày chỉ được dùng tối đa không quá 60 mg/kg. Lưu ý, loại 80mg thường dùng cho trẻ từ 4-6kg và loại 150mg dành cho những trẻ có cân nặng từ 7-14kg.
Tuân thủ nguyên tắc khoảng cách an toàn
Khi cho trẻ uống thuốc, tuyệt đối phải tuân thủ nguyên tắc khoảng cách an toàn giữa các lần uống, đây là điều vô cùng quan trọng. Nếu vi phạm sẽ khiến trẻ tiếp thu lượng thuốc quá liều, nguy cơ có thể dẫn đến tổn thương gan, thận, suy tuần hoàn, suy hô hấp và thậm chí là tử vong, nếu không được chữa trị kịp thời.
Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc đối với trẻ sơ sinh là từ 6-8 giờ, trẻ lớn hơn thì dùng thuốc cách nhau khoảng từ 4-6 giờ. Nếu trẻ vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt, các bậc phụ huynh vẫn phải tiếp tục tuân thủ theo nguyên tắc khoảng cách an toàn.
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ em
Cho dù là bất cứ loại thuốc nào, không riêng gì loại thuốc hạ sốt cho bé, bạn nên cần phải am hiểu thật rõ tình trạng của bé cũng như các thành phần, cách sử dụng thuốc. Theo như các chuyên gia y tế, thì một vài điều sau đây cần phụ huynh hết sức lưu tâm khi dùng thuốc hạ sốt cho bé:
- Nếu có con em dưới 3 tháng tuổi, các bậc phụ huynh không được phép sử dụng thuốc hạ sốt cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không kết hợp sử dụng Paracetamol và thuốc Ibuprofen. Vì điều này sẽ làm kích thích, tăng hàm lượng độc tố trong thuốc.
- Đừng nên quá vội vàng và lo lắng khi đã dùng thuốc mà trẻ vẫn chưa hạ sốt ngay, phải tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho bé.
- Tránh tình trạng sử dụng quá liều, dẫn đến ngộ độc cấp tính gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
- Thuốc hạ sốt đang dùng phải còn hạn sử dụng. Nên cất trữ thật kỹ, đặt ở nơi thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, đặt xa tầm tay của trẻ em.
- Liều lượng dùng thuốc hạ sốt phải linh hoạt gia giảm theo tình trạng chuyển biến của trẻ, tuyệt đối không giữ mãi một liều khi đã thuyên giảm.
- Dù là dạng thuốc viên, siro hay dạng bột thì thành phần thuốc hạ sốt cũng sẽ như nhau, nhưng đối với những bé kén thuốc thì nên nghiền và pha loãng để trẻ chịu uống.
Kết luận
Bài viết trên là những thông tin chi tiết về các loại thuốc hạ sốt cho bé, các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu thật kỹ để có biện pháp chăm sóc, chủ động kiểm soát tốt cơn sốt và giúp bé dễ chịu hơn khi sốt. Hơn nữa, phải biết cách sử dụng liều lượng thuốc như thế nào là hợp lý cho bé, để tránh các trường hợp gây ảnh hưởng đến tính mạnh của trẻ.