Mỗi năm, trên thế giới có khoảng hai đến ba triệu người cần đến thuốc chống đông máu để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các cục máu đông, từ đó phòng tránh nguy cơ đau tim, đột quỵ và các hậu quả khác do đông máu gây ra. Để lựa chọn loại thuốc chống đông máu phù hợp, hãy cùng tìm hiểu về các thuốc chống đông máu và lợi ích – nguy cơ khi sử dụng thuốc.
1. Thuốc chống đông máu là gì?
Thuốc chống đông máu tuy không thể phá vỡ các cục máu đông nhưng có thể ngăn cản sự hình thành hoặc làm chậm sự phát triển của các cục máu đông. Các thuốc chống đông máu được sử dụng trong điều trị một số loại bệnh về tim và các tình trạng làm tăng nguy cơ tạo thành các cục máu đông nguy hiểm.
Thử sức cùng Trắc nghiệm: Ghi nhớ nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn
Sử dụng kháng sinh một cách an toàn, hiệu quả sẽ giúp ngăn chặn, hạn chế việc đề kháng kháng sinh. Do đó, mọi người hãy cùng kiểm tra lại kiến thức về nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn với 05 câu hỏi nhanh sau nhé.
Tham khảo thêm:
2. Có các loại thuốc chống đông máu nào?
Thực tế lâm sàng hiện nay có 3 nhóm thuốc chống đông máu chính được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh do đông máu gây ra. Cụ thể:
2.1 Nhóm các Heparin không phân đoạn (UFH) và trọng lượng phân tử thấp (LMWH)
Các thuốc chống đông máu nhóm Heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc trung bình có thể gây ra tác dụng nhanh hoặc chậm tùy vào trọng lượng phân tử của thuốc. Với khả năng tạo ra tác dụng nhanh chóng, các thuốc chống đông máu nhóm Heparin được dùng trong điều trị và dự phòng các bệnh như thuyên tắc phổi, chạy thận nhân tạo, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và hội chứng mạch vành cấp.
Cần lưu ý, các thuốc chống đông máu nhóm Heparin được dùng với đường tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch và không được tiêm bắp.
2.2 Wafarin và các thuốc chống đông máu kháng vitamin K
Đây là nhóm các thuốc chống đông máu ngăn chặn gián tiếp chu trình đông máu bằng cách cạnh tranh với vitamin K, ngăn cản quá trình tổng hợp một số yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ở gan như yếu tố II, VII, IX và X.
Các thuốc chống đông máu kháng vitamin K được dùng đường uống, hấp thu nhanh qua niêm mạc ruột, tuy nhiên thuốc có tác dụng chậm và tăng dần theo thời gian (sau 2-5 ngày). Thuốc chống đông máu kháng vitamin K đặc biệt hiệu quả trên tĩnh mạch, được sử dụng trong điều trị kháng đông máu kéo dài sau khi điều trị bằng Heparin.
Thuốc kháng vitamin K có bản chất acid, liên kết mạnh với albumin, do đó có nguy cơ cạnh tranh liên kết albumin trong huyết tương với các thuốc khác, hoặc tác động lên chuyển hóa ở gan, làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, hãy báo cho bác sĩ biết tất cả các thuốc bạn đang sử dụng hoặc nhờ dược sĩ tư vấn về việc dùng chung các thuốc chống đông máu với các thuốc khác có an toàn hay không?
2.3 Nhóm các thuốc chống kết tập tiểu cầu
Trong khi các thuốc kháng vitamin K đặc biệt hiệu quả trên tĩnh mạch thì các thuốc chống kết tập tiểu cầu ưu tiên tác động trên động mạch. Các thuốc chống đông máu trong nhóm này như Aspirin, Clopidogrel (Plavix), Dipyridamole (Persantine), Prasugrel (Effient), Ticagrelor (Brilinta), Vorapaxar (Zontivity) ngăn cản các tiểu cầu kết tập tạo ra các nút tiểu cầu dẫn tới hình thành cục máu đông.
Các thuốc chống kết tập tiểu cầu được sử dụng trong sơ cứu cầm máu, phòng ngừa huyết khối ở những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hội chứng mạch vành cấp, đau thắt ngực.
3. Các thuốc chống đông máu đem lại đem lại lợi ích gì?
Việc hình thành cục máu đông hay huyết khối trong tim và não rất nguy hiểm, vì có thể gây ra đau tim hoặc đột quỵ và các biến chứng nguy hiểm khác. Nên nếu bạn bị một số bệnh về tim hoặc mạch máu, lupus hoặc huyết khối tĩnh mạch chi (DVT), vừa phẫu thuật hoặc đã được ghép van tim nhân tạo, việc sử dụng các thuốc chống đông máu sẽ đem lại lợi ích rất lớn.
4. Những nguy cơ rủi ro nào có thể xảy ra khi sử dụng các thuốc chống đông máu?
Đông máu không phải lúc nào cũng là một hiện tượng xấu. Khi bạn bị đứt tay, đông máu giúp bịt kín vết thương, hạn chế mất máu. Vì vậy, khi dùng thuốc chống đông máu, nguy cơ chảy máu nhiều hơn nếu bạn bị những vết cắt nhỏ hoặc vết bầm tím, thậm chí có thể bị chảy máu bên trong nếu bạn bị ngã hoặc đập đầu.
Trong khi sử dụng thuốc chống đông máu, bạn nên hết sức cẩn thận khi tham gia các hoạt động va chạm, dễ gây thương tích. Hãy cho bác sĩ của bạn biết ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu chảy máu bất thường nào, như: kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, có máu trong nước tiểu hoặc phân, chảy máu lợi hoặc chảy máu mũi, nôn mửa hoặc ho ra máu, chóng mặt, đau đầu dữ dội hoặc đau bụng.
Nếu bạn dùng thuốc chống đông máu kháng kali như warfarin, bạn nên thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng nếu cần, hoặc thậm chí là chuyển sang dùng “thuốc giải độc” vitamin K.
Tham khảo thêm:
- Uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì?
- Các tác dụng phụ của thuốc chống đông máu
- Có các loại thuốc chống đông máu nào?
Các thuốc chống đông máu được sử dụng trong điều trị một số loại bệnh về tim và các tình trạng làm tăng nguy cơ tạo thành các cục máu đông nguy hiểm. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.