Thuốc nhiệt miệng hay còn gọi là thuốc giảm đau nhiệt miệng tạm thời, nó chỉ giảm đau nhanh chóng và ngăn ngừa triệu chứng đau rát trong một khoảng thời gian. Bạn cũng có thể bôi thuốc hoặc uống thuốc để điều trị, tuy nhiên đối với trường hợp sử dụng thuốc thì không nên lạm dụng thuốc và tránh uống quá liều.
Nguyên tắc xử lý tình trạng nhiệt miệng
Trước khi tìm hiểu bệnh lý nhiệt miệng nên sử dụng thuốc nhiệt miệng nào vừa an toàn vừa hiệu quả thì bạn cần nắm rõ nguyên nhân, nguyên tắc xử lý bệnh nhiệt miệng. Nhiệt miệng là bệnh lý mà hầu như ai cũng đã từng mắc qua một lần, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như hệ miễn dịch bị suy yếu, nhiễm khuẩn hoặc do stress.
Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết căn bệnh này là những vết loét hình tròn, có viền đỏ bao quanh. Nó hình thành ở bất kì đâu bên trong khoang miệng của bạn như trên đầu lưỡi, ở vòm miệng. Và trước một hoặc hai ngày khi bị bệnh bạn sẽ thấy rát bỏng, ngứa nhẹ ở chỗ loét.
Dần dần các vết loét ngày lan rộng ra, mặc dù bệnh nhiệt miệng không có thể tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên người bệnh phải chịu đựng cảm giác đau đớn, khó chịu kéo dài liên tục từ 1 đến 2 tuần. Để xử lý bệnh lý này thì nên thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ bên trong khoang miệng: Loại bỏ những mảng bám thức ăn thừa còn sót lại, thường xuyên làm sạch răng miệng nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Giảm bớt triệu chứng đau rát: Sử dụng những dung dịch làm dịu vết loét và hạn chế động đến miệng vết thương nếu muốn vết loét hồi phục nhanh hơn.
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng: Giúp quá trình hồi phục nhanh hơn, nên cung cấp đủ protein và vitamin.
Bị nhiệt miệng nên uống thuốc gì?
Nhiệt miệng có xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, trong đó đặc biệt là những người thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng và nhóm người lớn tuổi. Mặc dù nhiệt miệng không gây nguy hại đến tính mạng và có thể tự động thuyên giảm gần 10 ngày nhưng vết thương có thể tái lại nhiều lần.
Thậm chí người bệnh có thể rất khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy nhiều người muốn sử dụng thuốc nhiệt miệng để giảm đau, không còn cảm thấy đau rát khi bị bệnh nhiệt miệng.
Bên cạnh thuốc bôi thì nhiều người cũng muốn tìm ra loại thuốc ngăn ngừa bệnh lý nhiệt miệng. Lưu ý sử dụng thuốc phải cẩn trọng, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ tránh tình trạng gặp tác dụng phụ khi uống thuốc.
Hầu hết các thuốc nhiệt miệng đều chứa các thành phần thuốc hoạt động mạnh, từ đó thuốc sẽ phát huy hiệu quả nhanh chóng. Cũng vì vậy nên rủi ro gây ra nhiều tác dụng phụ ngược lại cho cơ thể khi sử dụng là rất cao, mỗi cơ địa sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vậy nếu bị bệnh nhiệt miệng thì nên uống thuốc gì?
Thuốc kháng sinh
Tùy vào từng trường hợp, từng cơ địa mới được bác sĩ chỉ định uống thuốc kháng sinh và không phải ai cũng dùng được thuốc này. Với những ai có biểu hiện bội nhiễm nặng thì mới dùng đến thuốc kháng sinh.
Thường thì những loại thuốc nhiệt miệng hay dùng có chứa các hoạt chất như sulfamethoxazole, trimethoprim. Thuốc kháng sinh có khả năng giảm đau triệu chứng tức thì, ức chế và diệt khuẩn gây hại. Nếu sau 7 ngày dùng thuốc kháng sinh mà vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc khác để điều trị.
Thuốc corticosteroid
Nhiệt miệng chỉ xuất hiện vài ngày là trình trạng có thể cải thiện lên mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên tình trạng lở loét vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn, thông thường bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc nhiệt miệng có chứa corticosteroid.
Thuốc corticosteroid có công dụng giảm đau, bởi vì dược liệu trong thuốc rất mạnh nên hiệu quả diễn ra nhanh chóng. Việc dược tính mạnh mẽ đồng nghĩa với việc bệnh nhân có tỷ lệ gặp tác dụng phụ là rất cao, một số biểu của tác dụng phụ thường gặp như giòn xương, hệ miễn dịch suy yếu.
Thuốc uống bổ sung vitamin, sắt, kẽm
Trường hợp bệnh nhiệt miệng là do sự thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chỉ cần uống viên thuốc bổ sung các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn thiếu hụt là có thể khắc phục tình trạng này.
Tùy vào cơ thể bạn thiếu chất nào và thiếu bao nhiêu thì bác sĩ sẽ kê đơn viên thuốc uống phù hợp. Đa số người bệnh đều được bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin C, có thể kèm theo viên sắt hoặc axit folic giúp dinh dưỡng trong cơ thể được cân bằng. Từ đó các vết loét sẽ dần phục hồi và chuyển biến tốt hơn, giảm triệu chứng đau rát.
Thuốc chống nấm
Nhiều bệnh nhân có tình trạng nhiệt miệng nặng, dẫn đến bội nấm và những trường hợp này phải kết hợp thêm thuốc nấm. Bên cạnh uống thuốc nấm thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc bôi để kiểm soát tình trạng nhiệt miệng. Nếu vừa bị nhiệt miệng vừa bị nấm thì bác sĩ sẽ cho bạn ngừng uống thuốc nhiệt miệng mà chuyển sang dạng thoa thuốc.
Thuốc nhiệt miệng Colchicine, Prednisone
Colchicine, Prednisone là hai loại thuốc hiếm khi được dùng trong việc điều trị bệnh nhiệt miệng, vì dược tính khá mạnh nên thông thường bác sĩ không kê đơn thuốc này cho bệnh nhân. Riêng những trường hợp quá nặng thì mới được sử dụng thuốc Colchicine, Prednisone theo giám định của người có chuyên môn. Thuốc còn có thể kích thích các tế bào giúp vết thương hồi phục nhanh chóng.
Những chú ý khi sử dụng thuốc nhiệt miệng
Dùng thuốc nhiệt miệng là một trong những phương pháp khắc phục bệnh lý được áp dụng phổ biến. So với thuốc bôi trực tiếp thì uống thuốc thông thường vẫn làm cho nhiệt miệng tái phát nhiều lần. Hơn nữa phải tuân theo chỉ định định của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc và tuyệt đối không được lạm dụng thuốc.
Hầu hết thuốc Tây chứa nhiều dược tính mạnh, nếu bạn lạm dụng quá liều thuốc thì có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy khi dùng thuốc cần lưu ý một số vấn đề để không nguy hiểm đến chất lượng sức khỏe.
- Dựa vào tình trạng cơ thể ở mức độ nào, có lở loét nghiêm trọng hay không để lựa chọn loại thuốc nhiệt miệng phù hợp. Bạn nêu rõ tình trạng bệnh của bản thân với bác sĩ, họ sẽ liệt kê loại thuốc cần sử dụng hoặc có thể vừa uống thuốc vừa kết hợp bôi.
- Phải có chế độ ăn hợp lý, nên ăn những thực phẩm thanh đạm và ít cay nóng. Bệnh nhiệt miệng có nhanh lành cũng phụ thuộc một phần vào chế độ ăn uống hàng ngày, sinh hoạt khoa học.
Bôi thuốc nhiệt miệng khi nào là hợp lý?
Thuốc nhiệt miệng dạng bôi chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, nghiêm cấm mọi trường hợp tự ý bôi thuốc tại nhà. Có khả năng bạn sẽ bị kích ứng với thành phần của thuốc và nếu uống thuốc quá liều sẽ có nguy cơ tử vong.
Bạn không nên chủ quan với việc tự bôi thuốc tại nhà, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Có thể bôi thuốc nếu tình trạng bệnh không quá nặng và kết hợp với chế độ ăn hợp lý.
Thuốc nào tốt nhất? Gợi ý 5 loại thuốc bôi nhiệt miệng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhiệt miệng dạng bôi, vì vậy người sử dụng không biết loại nào an toàn, hiệu quả nhất. Sau đây bạn có thể tham khảo vài loại thuốc bôi nhiệt miệng được liệt kê dưới đây.
Thuốc nhiệt miệng – Oracortia
Loại thuốc Oracortia có nguồn gốc xuất xứ tại Thái Lan, sau đó phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Với thành phần chính triamcinolone giúp kháng viêm, giảm đau và giúp vết loét mau lành hơn.
Nên bôi 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất, có thể bôi trực tiếp lên vết thương sau mỗi bữa ăn. Lưu ý không nên dùng thuốc bôi này cho phụ nữ đang mang thai, những người bị nhiễm nấm hoặc bị trị mụn trứng cá.
Thuốc bôi Mouthpaste dành riêng cho trẻ em
Với thành phần triamcinolone acetonide, loại thuốc nhiệt miệng này có thể ngăn ngừa cũng như điều trị bệnh lý nhiệt miệng do mọc răng, nắn chỉnh răng ở trẻ nhỏ. Bác sĩ khuyến cáo thuốc bôi Mouthpaste dùng liên tục 8 ngày đầu và theo dõi tình trạng bệnh có chuyển biến tốt hay trở nên tệ hơn. Chỉ bôi chấm nhỏ trên các vết loét mà không bôi trên diện rộng, bôi 2-3 lần/ngày.
Gel bôi Urgo
Đây là dòng sản phẩm đến từ nước Pháp, được nhiều người trên thế giới tin dùng. Gel Urgo sẽ tạo ra một lớp màng mỏng bảo vệ miệng vết thương và tránh các tác nhân gây kích ứng. Gel bôi chỉ có thể giảm đau tức thì và phù hợp với tình trạng loét ở mức trung bình hoặc nhỏ, không hiệu quả cho tình trạng bệnh quá nặng. Lưu ý gel không được dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi.
Oral Nano Silver Gel – Sản phẩm điều trị bệnh nhiệt miệng
Các nhà chuyên gia đánh giá cao Oral Nano Silver Gel, đây là thuốc nhiệt miệng lành tính chiết xuất từ thiên nhiên như hoa hòe, mật ong,.. phù hợp với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ.
Bên cạnh việc giảm đau rát ở vùng miệng thì thuốc bôi còn làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan về răng miệng. Khuyến khích dùng 2-3 lần trên một ngày kết hợp với vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.
Xịt miệng Traful
Chai xịt Traful có nguồn gốc từ Nhật Bản, chiết xuất từ tinh dầu bạc hà không chỉ làm giảm đau rát mà còn kháng khuẩn bên trong khoang miệng. Có thể xịt trực tiếp lên miệng vết thương và nếu muốn nhanh hết bệnh thì nên xịt khoảng 2-3 lần/ngày để hiệu quả.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên giúp bạn có thêm kinh nghiệm để phòng tránh bệnh nhiệt miệng. Ngoài ra, tìm được loại thuốc nhiệt miệng phù hợp với tình trạng của bản thân. Lưu ý nên làm theo hướng dẫn trên bao bì hoặc từ bác sĩ và nếu có dấu hiệu bất thường thì đi đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.