Dược phẩm - Phân loại theo từng nhóm với tác dụng khác nhau
  • Trang Chủ
  • Thuốc phòng bệnh
  • Thuốc điều trị
  • Thuốc bổ
  • Thuốc thăm do chẩn đoán
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Thuốc phòng bệnh
  • Thuốc điều trị
  • Thuốc bổ
  • Thuốc thăm do chẩn đoán
  • Tin tức
No Result
View All Result
Dược phẩm - Phân loại theo từng nhóm với tác dụng khác nhau
No Result
View All Result
Home Thuốc phòng bệnh

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai: Ai cần thực hiện?

admin by admin
14 Tháng 12, 2022
in Thuốc phòng bệnh
0
Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai với đối tượng nào?

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai với đối tượng nào?

0
SHARES
131
VIEWS

Thuốc chống đông máu có tác dụng giúp ngăn ngừa các huyết khối hình thành trong mạch máu gây nguy hiểm. Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai là cần thiết đối với thai phụ bị hội chứng rối loạn đông máu. Thai phụ sẽ được chỉ định điều trị thuốc chống đông máu trong thai kỳ và cả sau khi sinh.

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai: Ai cần thực hiện?
Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai: Ai cần thực hiện?

1. Tác dụng của việc tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai

Nếu phụ nữ mang thai mắc phải hội chứng kháng thể kháng phospholipid, thuộc nhóm rối loạn tăng đông máu sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng trong thai kỳ như:

  • Thai nhi chậm phát triển, trẻ sinh ra bị nhẹ cân và nhỏ hơn so với mức bình thường.
  • Suy nhau thai dẫn đến trẻ sinh ra bị thiểu năng.
  • Tiền sản giật, sinh non hoặc sẩy thai.

Do đó, người mẹ cần khám thai để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý đông máu trong thai kỳ. Để điều trị bệnh lý đông máu, phụ nữ mang thai được dùng thuốc chống đông máu là Heparin (bao gồm 2 loại là Heparin bình thường và Heparin trọng lượng phân tử thấp). Đây là thuốc có tác dụng chống đông máu một cách nhanh chóng, được dùng trong điều trị và dự phòng các bệnh lý liên quan đến hình thành huyết khối.

Tác dụng của việc tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai
Tác dụng của việc tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai

Tham khảo thêm:

  • Thuốc xuyên tâm liên – Cách dùng đúng và hiệu quả nhất
  • Thuốc nhiệt miệng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không?

2. Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai với đối tượng nào?

Nhập ngày sinh hoặc tuần thai nhi để biết thông tin chi tiết

Phụ nữ thuộc các nhóm sau có nguy cơ bị tăng đông máu cao hơn bình thường:

  • Bị sảy thai nhiều lần không rõ nguyên nhân (khoảng 3 – 5 lần), trước hoặc sau tuần thứ 10 của thai kỳ.
  • Bị lưu thai.
  • Bị tiền sản giật dẫn đến sinh non trước khi thai nhi được 34 tuần.
  • Bị đông máu khi mang thai.

Nếu người mẹ mang thai đã từng gặp phải các vấn đề liên quan đến đông máu hoặc trong gia đình có người mắc bệnh đông máu thì cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn xét nghiệm có bị chứng đông máu không, từ đó được chỉ định điều trị thuốc chống đông máu nếu cần để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai với đối tượng nào?
Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai với đối tượng nào?

Ngoài ra, dưới đây là một số dấu hiệu mà người mẹ mang thai cần nắm để nhận biết bản thân có gặp vấn đề liên quan đến đông máu không, bởi hội chứng này thường không gây ra triệu chứng cụ thể:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới gây sưng nóng, đau nhức, ửng đỏ vùng bị đông máu.
  • Huyết khối tĩnh mạch não gây đau đầu, mờ mắt, co giật.
  • Tắc nghẽn mạch phổi khiến thai phụ bị chóng mặt, khó thở, ho ra máu, rối loạn nhịp tim, đau ngực.

Tham khảo thêm:

  • Có các loại thuốc chống đông máu nào?
  • Các tác dụng phụ của thuốc chống đông máu
  • Có các loại thuốc chống đông máu nào?

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai đối với những thai phụ bị mắc chứng tăng đông máu để phòng ngừa những biến chứng do bệnh đông máu gây ra. Những phụ nữ nằm trong nhóm kể trên cần chú ý thực hiện biện pháp này để đảm bảo an toàn cho thai kỳ. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Previous Post

Có các loại thuốc chống đông máu nào?

Next Post

Thuốc Hapacol 650 là thuốc gì và có công dụng như thế nào?

admin

admin

Next Post
Cơ chế tác dụng của thuốc Hapacol 650

Thuốc Hapacol 650 là thuốc gì và có công dụng như thế nào?

Bài viết liên quan

Vinmec đang mở rộng cơ hội tuyển dụng dược sĩ

Thông Tin Tuyển Dụng Dược Sĩ Tại Vinmec Thu Nhập Hấp Dẫn

by admin
29 Tháng 10, 2024
0

Vinmec tuyển dụng dược sĩ, tạo điều kiện cho các ứng viên có chuyên môn về dược học tham gia...

Cơ hội việc làm dành cho dược sĩ trên toàn quốc

Thông Tin Tuyển Dụng Dược Sĩ Bệnh Viện

by admin
23 Tháng 10, 2024
0

Lĩnh vực y tế, đặc biệt là ngành dược, luôn nằm trong top các ngành nghề mang lại thu nhập...

Việc bổ sung canxi rất quan trọng

Nên sử dụng thuốc canxi vào thời điểm nào trong ngày?

by admin
30 Tháng 9, 2024
0

Canxi là một loại vitamin & Khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của...

Lưu ý khi sử dụng dầu gội mọc tóc

Dầu gội mọc tóc có chứa thành phần gì? Công dụng ra sao?

by admin
30 Tháng 9, 2024
0

Dầu gội mọc tóc là một trong những sản phẩm chăm sóc tóc phổ biến, được nhiều người tin dùng...

logo-duoc24h.net

Dược phẩm được xem là loại thuốc hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay. Chúng được phân loại theo từng nhóm và có tác dụng khác nhau. Cùng tìm hiểu xem nhé!

2022 Copyright of https://duoc24h.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang Chủ
  • Thuốc phòng bệnh
  • Thuốc điều trị
  • Thuốc bổ
  • Thuốc thăm do chẩn đoán
  • Tin tức