Hầu hết các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày đều được bác sĩ kê thuốc dạ dày để hỗ trợ điều trị và khắc phục tình trạng. Vậy trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì, uống sao cho đúng và hiệu quả? Bài viết sau sẽ tổng hợp những loại thuốc trào ngược dạ dày thực quản phổ biến, cho công dụng hiệu quả cùng những lưu ý khi sử dụng.
Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày
Trước khi trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì, bạn đọc cùng tìm hiểu sơ lược trào ngược dạ dày là gì, có những triệu chứng điển hình nào và biến chứng nguy hiểm ra sao.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày có nhiều tên gọi khác nhau như trào ngược axit, trào ngược thực quản, trào ngược dạ dày thực quản. Dù là tên gọi nào thì cũng đều là thuật ngữ Y khoa, dùng để chỉ tình trạng dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Có thể nói, trào ngược dạ dày là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khá phổ biến. Không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế, người mắc bệnh này nên sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản để kiểm soát tình trạng bệnh.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở cả nam lẫn nữ. Nhìn chung, bệnh sẽ có những biểu hiện, triệu chứng điển hình sau.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Có thể nói đây là triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ luôn gặp tình trạng ợ hơi khi đói bụng. Hoặc ợ chua vào buổi sáng ngay khi thức dậy và ợ nóng sau khi ăn.
Buồn nôn và nôn
Khi ợ, dịch vị axit và thức ăn sẽ trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng, khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn. Vào ban đêm, khi ngủ ở tư thế nằm ngửa, triệu chứng này sẽ phổ biến và nghiêm trọng hơn.
Miệng đắng, tiết nước bọt nhiều
Sở dĩ người bệnh cảm thấy đắng miệng là do dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ kèm theo một ít dịch mật. Cùng với đó, việc ợ liên tục sẽ kích thích tuyến nước bọt trong miệng tiết ra nhiều hơn để trung hòa axit trong miệng. Từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, đỡ bị buồn nôn hơn.
Đau tức vùng ngực
Đau tức ngực do trào ngược dạ dày có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì cảm giác đau tức này sẽ bắt đầu từ thực quản, sau đó chạy qua phần ngực, khiến người bệnh cảm thấy ngực bị đau thắt và như bị đè nén. Đặc biệt là khi ợ, cảm giác đau tức càng thêm nghiêm trọng.
Khó nuốt thức ăn
Lượng axit trong dạ dày tăng lên và trào ngược lên thực quản sẽ khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương nghiêm trọng như sưng tấy, phù nề. Vì thế mà người bệnh sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, nhất là khi nuốt thức ăn.
Khan tiếng, ho
Tương tự, axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dây thanh quản, khiến người bệnh bị khàn tiếng, khàn giọng. Song song với triệu chứng này là cảm giác muốn ho và ho liên tục.
Biến chứng của trào ngược dạ dày
Người bệnh nếu không sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản và có hướng điều trị phù hợp thì có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau.
- Viêm đường hô hấp.
- Hẹp, loét thực quản.
- Thực quản Barrett.
- Ung thư thực quản.
Tham khảo thêm:
- Các loại thuốc đau bụng kinh và tác dụng phụ,lưu ý khi dùng
- Thuốc medrol – Thuốc giúp kháng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh
7 loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả hiện nay
Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp. Trong đó, những loại thuốc dưới đây là phổ biến nhất bởi tính an toàn và hiệu quả cao.
Thuốc trào ngược dạ dày Gaviscon
Gaviscon là thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến, dễ mua, dễ sử dụng. Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng của bệnh trào ngược dạ dày. Đồng thời làm giảm các cơn đau tức ngực hay đau do tổn thương niêm mạc thực quản.
Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn (kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú) uống 1 – 2 gói/lần và uống tối đa 4 lần/ngày. Tuy nhiên, trẻ em dưới 12 tuổi hoặc những người mắc bệnh tim mạch, suy thận,… nên thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Sucralfate
Một trong những thuốc điều trị trào ngược dạ dày được nhiều người tin dùng là Sucralfate. Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm lành các vết viêm loét dạ dày. Đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược thực quản.
Liều dùng của thuốc Sucralfate phụ thuộc vào tình trạng và độ tuổi của người bệnh. Người lớn có thể uống 1 gói/lần và uống 4 lần/ngày. Trẻ em dưới 12 tuổi, nên theo chỉ định của bác sĩ. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là khi bụng đói, buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Thuốc trị trào ngược dạ dày Metoclopramide
Metoclopramide có công dụng chống nôn và kích thích nhu động ruột – dạ dày. Vì thế, đây cũng là thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả và phổ biến hiện nay. Thuốc có thể uống hoặc dùng để tiêm vào tĩnh mạch (dành cho những bệnh nhân hóa trị và phẫu thuật).
Tùy đối tượng (độ tuổi) sử dụng và tình trạng bệnh mà liều dùng của thuốc Metoclopramide sẽ khác nhau. Người lớn thường là 5mg/3 lần/ngày, trẻ em thì sẽ tính theo độ tuổi và cân nặng. Nói chung, tốt nhất nên theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao. Thời điểm uống tốt nhất là 30 phút trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Trong đó bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng thuốc này từ 1-3 tháng để đạt hiệu quả điều trị.
Thuốc dạ dày chữ P- Phosphalugel
Với những người bị trào ngược dạ dày thực quản thì không thể không biết thuốc dạ dày chữ P, tên gọi đầy đủ là Phosphalugel. Bất cứ khi nào xuất hiện các triệu chứng ợ, đau dạ dày, khó chịu vùng ngực thì đều có thể uống thuốc chữ P ngay lập tức để cải thiện tình hình. Hoặc có thể uống sau khi ăn 1 – 2 giờ.
Về liều dùng, người lớn có thể uống 1 – 2 gói/lần và uống 2 – 3 lần/ngày. Trẻ em có thể uống ½ gói trên 4 cữ ăn. Thuốc dạ dày chữ P có thể uống trực tiếp một cách tiện lợi, nhanh chóng, không cần phải pha loãng với nước.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Thuốc dạ dày chữ Y có tên là Yumangel, vỏ hộp màu xanh lá hoặc màu xanh dương với chữ Y màu trắng nổi bật. Thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, trào ngược thực quản,… đặc biệt là cải thiện các chứng ợ hơi và giảm tiết dịch vị axit hiệu quả.
Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành uống 1 gói/lần và 2 – 4 lần/ngày. Trẻ em từ 6-12 tuổi uống ½ gói/lần và 2 – 4 lần/ngày. Thời điểm uống tốt nhất là 30 phút trước khi ăn và 1 – 2 giờ sau khi ăn hoặc trước lúc đi ngủ.
Thuốc dạ dày Mộc Hoa
Thuốc dạ dày Mộc Hoa được chiết xuất từ thành phần thảo dược thiên nhiên, bao gồm cao hoàng liên, cao chỉ xác, cao cam thảo, cao mẫu lệ, cao bạch thược, cao mộc hương, cao tam thất,… Có công dụng hồi phục các vết thương do viêm loét dạ dày. Giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng và các cơn đau do trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời thuốc còn có tác dụng kiểm soát và tiêu diệt các vi khuẩn Hp gây đau dạ dày.
Cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản này theo liều lượng sau: Trẻ em uống 1 gói/lần và 2 lần/ngày. Người lớn uống 1 gói/lần và 3 lần/ngày. Nên pha thuốc với nước ấm và uống trước khi ăn 30 phút.
Tham khảo thêm:
- Đau dạ dày cấp uống thuốc gì – Top thuốc được kê đơn hàng đầu!
- Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau dạ dày
- Lưu ý khi sử dụng thuốc dạ dày để chữa trào ngược
Các loại thuốc dạ dày Nhật Bản
Nhật Bản hiện sản xuất và cung cấp nhiều loại thuốc trào ngược dạ dày với hiệu quả cao, có thể kể đến như:
Thuốc dạ dày Sebuberu Eisai
Sebuberu Eisai là thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất của Nhật Bản với khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa các chất béo trong dạ dày hiệu quả. Từ đó giảm lượng axit trong dạ dày đáng kể và cải thiện được chứng trào ngược dịch vị axit. Bên cạnh đó, thuốc còn tiêu diệt vi khuẩn HP và làm tăng dịch nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, thuốc có thể làm giảm các cơn đau dạ dày và giúp các vết loét dạ dày nhanh lành hơn.
Người bệnh nên uống Sebuberu Eisai 3 lần/ngày và mỗi lần 1 viên. Thời điểm uống tốt nhất là sau khi ăn. Lưu ý, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh gan và dị ứng với thành phần của thuốc thì không nên sử dụng.
Thuốc dạ dày Nhật Bản MMSC Kyabeijin Kowa
MMSC Kyabeijin Kowa có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày. Nổi bật trong đó là bệnh đau dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, ăn không tiêu. Hoặc hay bị buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi,… cũng có thể sử dụng thuốc dạ dày Nhật Bản MMSC Kyabeijin Kowa để cải thiện bệnh tình.
Liều dụng cụ thể của MMSC Kyabeijin Kowa như sau: Trẻ em từ 8 – 15 tuổi: 1 viên/lần, 3 lần/ngày. Trẻ em trên 15 tuổi và người lớn: 2 viên/lần, 3 lần/ngày. Nên uống thuốc cùng với nước ấm và uống trước khi ăn khoảng 20 – 30 phút.
Thuốc dạ dày Lion Sacrifice
Lion Sacrifice là thuốc dạ dày Nhật Bản được người dùng đánh giá cao ở tính hiệu quả và an toàn. Thuốc có khả năng cắt giảm các cơn đau dạ dày nhanh chóng. Đồng thời, cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản tích cực nhờ khả năng ức chế quá trình tiết axit dạ dày và gia tăng dịch nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
Người bệnh có thể uống Lion Sacrifice 3 viên/lần và 3 lần/ngày. Uống với nước ấm, sau khi ăn 2 – 3 giờ. Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Thuốc dạ dày Taisho Kampo
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Taisho Kampo của Nhật Bản không chỉ làm giảm các cơn đau dạ dày. Mà còn cải thiện triệu chứng trào ngược axit, tăng cường sức khỏe cho dạ dày và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Thuốc chống chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Trẻ em từ 5 – 15 tuổi uống 2 viên/lần, 3 lần/ngày. Trẻ em trên 15 tuổi và người lớn uống 4 viên/lần, 3 lần/ngày.
Kinh nghiệm cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản
Song song với sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể áp dụng những kinh nghiệm chữa trị tại nhà đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cải thiện bệnh tốt hơn dưới đây.
Thực hiện chế độ ăn kiêng ít carbohydrate (Carb)
Chế độ ăn kiêng ít carbohydrate nghĩa là trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên cắt giảm lượng tinh bột, đường và một số chất xơ. Bởi carbohydrate có nhiều trong các loại thực phẩm này và là nguyên nhân chính gây đầy bụng, ợ hơi.
Thậm chí, lượng carbohydrate không được tiêu hóa sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tạo áp lực bên trong bụng. Do đó, để tránh hoặc cải thiện chứng trào ngược dịch vị axit lên thực quản, bạn nên thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate (còn gọi là chế độ low-carb).
Không ăn quá nhiều
Dễ dàng nhận thấy sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là ăn quá nhiều, quá no thì những người bị trào ngược dạ dày sẽ liên tục ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, thậm chí là nôn ói. Đó là do thức ăn tác động lên cơ thắt thực quản dưới (có nhiệm vụ như van ngăn chặn dịch vị axit trong dạ dày lên thực quản) khiến cơ này – vốn dĩ đã yếu – sẽ mở ra và đẩy axit lên trên. Để khắc phục tình hình, bạn chỉ nên chia nhỏ bữa ăn và ăn với lượng thức ăn vừa phải.
Tránh xa rượu bia, café, thuốc lá
Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… là những thứ mà người bị trào ngược dạ dày (và kể cả những người khỏe mạnh) nên tránh xa bởi chúng chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Không chỉ khó tiêu, những loại thực phẩm này còn làm giảm khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản như đã nói ở trên. Khiến tình trạng bệnh càng thêm tồi tệ, nghiêm trọng.
Không nằm ngay sau khi ăn
Nằm ngay sau khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là với những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Đối với bữa tối, nên ăn trước 20h (trước 8 giờ tối). Đồng thời sau khi ăn tối xong khoảng 2-3 tiếng đồng hồ sau mới đi ngủ để tránh cảm giác ợ và buồn nôn.
Chọn tư thế ngủ phù hợp
Tư thế ngủ phù hợp với người bị trào ngược axit – đặc biệt là những người gặp chứng trào ngược ban đêm – là nghiêng về bên trái và gối cao đầu. Nếu đầu luôn được giữ cao hơn bụng thì sẽ phòng tránh tình trạng trào ngược hiệu quả. Đây cũng là phương pháp được áp dụng cho những bà bầu bị nôn nghén. Nhất là những người có cơ địa dễ ho và nôn ói trong lúc ngủ.
Mẹo chữa trào ngược dạ dày khác
Còn rất nhiều mẹo và kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản khác, bạn có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể như ăn chậm nhai kỹ, nghỉ ngơi thư giãn điều độ. Duy trì cân nặng phù hợp. Gối cao đầu khi ngủ và tránh mặc quần áo chật. Có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên song song với những thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất đã kể trên,…
Trên đây là các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc sử dụng mà chưa qua thăm khám, nội soi. Cách tốt nhất khi dùng thuốc điều trị dạ dày là nên được bác sĩ chuyên môn giỏi kê đơn.